Những ai có nguy cơ bị trĩ nhiều nhất và cách phát hiện bệnh sớm nhất

Trĩ là một bệnh lý phổ biến đa phần nguời dân Việt Nam thường bị. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó lại đem lại sự khó chịu dai dẳng kéo dài. Vậy những ai có nguy cơ bị trĩ nhiều nhất và cách phát hiện bệnh sớm nhất. Cùng French tìm hiểu để có biện pháp phòng ngừa, điều trị tại nhà đơn giản nhất.

1.Bệnh trĩ là gì  ?

Bệnh trĩ có tên tiếng Anh là hemorrhoids, là tình trạng giãn ra của tĩnh mạch ở khu vực hậu môn và trực tràng. Nhiều người còn gọi bệnh trĩ là bệnh lòi dom. Bệnh trĩ liên quan tới sự biến đổi cấu trúc  của ống hậu môn. Khi các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị áp lực , các tĩnh mạch này có thể bị xuất huyết, chảy máu , sa xuống hình thành các búi.

Bệnh trĩ có thể gây đau hoặc không. Nhưng đến một mức độ nhất định nó sẽ gây khó chịu cho bệnh nhân. Đặc biệt nếu tình trạng càng nặng thì càng gây bất tiện cho người bệnh. Một số người bị trĩ nặng, có thể gây vỡ búi trĩ, nứt hậu môn.

2.Phân loại bệnh trĩ

Ở hậu môn có một đường ranh giới người ta gọi là đường lược. Căn cứ vào vị trí của búi trĩ so với đường lược mà người ta phân trĩ thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại.

  • Trĩ nội là gì ?

Trĩ nội có tên tiếng anh là Internal Hemorrhoids. Đây là tình trạng mà  vị trí các búi trĩ phình to sâu ở trong ống hậu môn, trên đường lược. Do vị trí tận trong hậu môn nên khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Đặc biệt là khu vực sâu ống hậu môn lại không có dây thần kinh cảm giác, nên bệnh nhân bị trĩ nội thường không có cảm giác đau đớn. Vì vậy mà thường bệnh phát hiện ra khi muộn, lúc này các búi trĩ đã phình lớn sa gây xuất huyết trực tràng.

Tùy theo tình trạng của búi trĩ mà trĩ nội được chia thành 4 mức độ khác nhau.

– Trĩ độ 1

Trĩ độ 1 , đây là mức độ nhẹ nhất. Lúc này búi trĩ mới hình thành và nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Tình trạng này không thể quan sát nên nếu không tinh ý thì chúng ta rất khó phát hiện được bệnh.

-Trĩ độ 2

Trĩ độ 2 là tình trạng búi trĩ có thể bị sa xuống mỗi lần đi đại tiện. Tuy nhiên , búi trĩ vẫn có thể tự co trở lại vị trí ban đầu.

– Trĩ độ 3

Đây là tình trạng trĩ sa xuống hoặc ra khỏi hậu môn mỗi lần đi đại tiện. Nhưng sau khi đi tiêu xong, búi trĩ đã mất đi độ đàn hồi, cấu trúc lỏng lẻo nên không thể tự thu về vị trí ban đầu. Do đó mà bệnh nhân phải dùng tay để đẩy lại búi trĩ.

-Trĩ độ 4

Mức độ 4 là tình trạng nặng nhất của búi trĩ. Lúc này bệnh nhân bị mất tự chủ về các búi trĩ. Nghĩa là các búi tĩnh mạch này có thể tự sa ra ngoài hậu môn dù không đi đại tiện. Có dùng tay đẩy vào thì nó vẫn có thể lòi ra khi chúng ta ngồi, di chuyển.

  • Trĩ ngoại

Tương tự như trĩ nội, trĩ ngoại là tình trạng mà các búi trĩ xuất hiện ở dưới đường lược. Vì vị trí của nó ngay hậu môn nên có thể dễ dàng quan sát tình trạng. Tuy nhiên, trĩ ngoại xuất hiện nơi các tế bào cảm giác tập trung, nên đa phần bệnh nhân có thể cảm nhận dễ dàng đau đớn cho bệnh mang lại.

3. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ

Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ chính là sự gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Ngoài ra còn do cơ địa một số người mạch máu có cấu trúc lỏng lẻo, dễ phình to, độ đàn hồi kém. Dưới đây là các nguyên nhân gây áp lực lên đám rối tĩnh mạch trĩ hay gặp nhất :

  • Thói quen xấu đi vệ sinh

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh trĩ là do thói quen xấu khi đi đại tiện. Cụ thể là việc ngồi quá lâu trên bồn cầu. Việc gắng sức cố rặn phân ra ngoài cũng vô tình gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.

  • Mắc bệnh tiêu hóa mãn tính

Viêm đại tràng, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa là những bệnh mãn tính có thể kéo theo bệnh trĩ. Cụ thể , nhóm bệnh lý đường tiêu hóa này sẽ khiến cho người bệnh luôn trong tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón liên tục. Đặc biệt là táo bón, đây là yếu tố hàng đầu khiến gia tăng áp lực hậu môn và đám rối tĩnh mạch.

  • Do mang thai

Phụ nữ mang thai  là đối tượng cũng rất dễ bị trĩ. Bởi vì khi có bầu, tử cung sẽ lớn và chèn ép vào hậu môn gây áp lực tới tĩnh mạch hậu môn. Ngoài ra các bà bầu còn hay ăn các chất bổ, uống sắt và canxi để tăng dinh dưỡng cho thai nhi. Việc này lại vô tình khiến họ bị táo bón. Nên họ dễ dàng bị trĩ từ tháng thứ 6 của thai kỳ.

  • Do bệnh lý khác

Béo phì, tiểu đường hoặc những bệnh lý mãn tính cần uống thuốc điều trị cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

  • Do ăn uống không khoa học

Một chế độ ăn nhiều thịt nhưng ít rau có thể gây táo bón và trĩ. Uống nhiều nước có ga cũng không tốt và tăng nguy cơ  bệnh.

  • Do chất kích thích

Thuốc lá, đồ uống có cồn, chất kích thích là những nguyên nhân gây bệnh trĩ phổ biến ở nam giới.

  • Giao hợp đường hậu môn

Quan hệ tình dục đường hậu môn có thể gây viêm nhiễm và trĩ .

4. Những ai dễ bị trĩ hơn ?

Tuy tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở Việt Nam khá cao, chiếm tới 35% dân số. Nhưng đa phần người bị trĩ lại là các nhóm sau đây :

  • Phụ nữ mang thai
  • Người béo phì
  • Người nghiện bia rượu
  • Người đồng tính nam
  • Dân văn phòng , ít vận động.
  • Bệnh nhân bị tiêu hóa viêm đại tràng, dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Trĩ là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, khi phát triển nặng, dù búi trĩ cắt nhưng nó vẫn tái phát. Do vậy mà phòng ngừa bằng cách uống RECTOSTOP oryginal kèm với chế độ ăn giàu chất xơ, tăng cường vận động là biện pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất.

Những ai dễ mắc bệnh trĩ nhất

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *