Cách phân biệt trĩ và bệnh sa trực tràng chính xác nhất ?

Sa trực tràng và trĩ là những bệnh lý có biểu hiện tương đối giống nhau, nên dễ gây nhầm lẫn. Ở bài viết này French sẽ giúp bạn phân biệt được 2 bệnh lý này từ khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa. Nắm được những kiến thức cơ bản này sẽ giúp mọi người phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả hơn. Dưới đây là cách phân biệt trĩ và bệnh sa trực tràng chính xác nhất.

phân biệt trĩ và sa trực tràng

1.Phân biệt  bệnh trĩ và sa trực tràng qua khái niệm

  • Sa trực tràng là gì ?

Sa trực tràng là tình trạng một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng mất đi tính gắn kết bình thường của chúng trong cơ thể. Vì vậy mà trực tràng sẽ bị nhô hoặc thoát ra ngoài lỗ hậu môn.

Bệnh sa trực tràng được phân chia thành 2 loại chính. Đó  là sa niêm mạc trực tràng và sa toàn bộ trực tràng.

Sa niêm mạc là tình trạng các mô của trực tràng thường xuyên bị căng giãn, kéo dài. Nó khiến cho lớp niêm mạc hậu môn lộn quá mức bình thường khi đi đại tiện. Đồng thời nó tự mất dần cơ chế tự co lại về vị trí ban đầu.

Sa toàn bộ là hiện tượng trực tràng phải trải qua 4 cấp độ sa khác nhau. Nhưng nghiêm trọng nhất là khi trực tràng bị sa liên tục và không co vào được ngay cả khi đứng, khi đi bộ. Ruột lúc này không thể giữ ở vị trí tự nhiên. Do vậy mà việc đại tiểu tiện thường mất tự chủ , bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác ở hậu môn.

  • Trĩ là gì ?

Trĩ là bệnh lý xảy ra do sự phình giãn quá mức trong thời gian dài của các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Sau đó sự rối loạn này sẽ hình thành lên các búi trĩ.

Bệnh trĩ được chia thành 2 loại. Đó là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ ngoại là tình trạng khi búi trĩ hình thành phía dưới đường lược. ( Đường lược là đường hậu môn – trực tràng ).

Trĩ nội là khi các búi trĩ ở phía trên đường lược. Trĩ nội sẽ được phân thành các cấp độ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào tính đàn hồi  của bũi trĩ.

2.Phân biệt nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng và trĩ

– Nguyên nhân chính của bệnh sa trực tràng là tiêu chảy , táo bón, kiết lị, ho gà, viêm đại tràng mãn tính…Ngoài ra việc ngồi nhiều, ít vận động hoặc lao động mang vác nặng sẽ khiến cho các cơ hậu môn suy yếu. Các cơ trực tràng cũng có thể bị thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin B trong thời gian dài , thiếu chất xơ, nước , di chứng sau phẫu thuật.

– Nguyên nhân của trĩ do ngồi lâu trong nhà vệ sinh, cố rặn phân, táo bón , tiêu chảy kinh niên, ngồi nhiều, ngồi 1 chỗ ít vận động. Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh con, thừa cân béo phì, quan hệ tình dục quá độ hoặc giao hợp qua đường hậu môn. Một chế độ ăn thiếu chất xơ lâu dài cũng có thể gây bệnh trĩ. Tuổi tác cao cũng là một vấn đề lưu tâm.

3. Phân biệt trĩ và bệnh sa trực tràng qua triệu chứng bệnh

  • Sa trực tràng

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng của bệnh sa trực tràng là đi đại tiện thất thường, mất kiểm soát. Người bệnh không kiểm soát được mức độ , chi tiết dịch nhầy. Đi ngoài không hết phân, tắc nghẽn đại tiện, táo bón, tiêu chảy. Một số người sẽ bị chảy máu trực tràng trong một thời gian ngắn. Bệnh nhân sẽ có cảm giác hậu môn bị sà xuống.

  • Bệnh trĩ

Bệnh trĩ nhận biết qua các triệu chứng phổ biến sau : Đại tiện bị tắc nghẽ, có xu hướng ngồi đại tiện mỗi lần rất lâu. Bệnh nhân luôn cố rặn để tống hết phân ra ngoài. Đi đại tiện không hết phân. Vùng hậu môn thường bị ngứa ngáy và kích thích. Chảy máu khu vực hậu môn ở giai đoạn đầu. Có thể thời điểm ban đầu bệnh khởi phát, chính bệnh nhân không cảm thấy mình bị đau. Tuy nhiên khi trĩ tiến triển nặng, thì vùng hậu môn sẽ bị sưng đau.

4.Phân biệt búi sa bên ngoài là trĩ hay sa trực tràng

  • Khối sa ra bên ngoài là sa trực tràng

Lúc này một phần hoặc toàn bộ trực tràng sẽ bị sa ra bên ngoài. Hình dạng búi sa sẽ tròn đều theo hình tròn đồng tâm. Búi sa sẽ mềm và tiết nhiều dịch nhầy ẩm ướt.

  • Búi sa ra bên ngoài của trĩ

Bề mặt búi trĩ sa chính là lớp niêm mạc . Hình dạng búi trĩ sẽ ngắn và tạo thành một hoặc nhiều búi không đều.

5.Phân biệt trĩ và trực tràng khi phát hiện máu khi đi đại tiện

  • Sa trực tràng

Nếu bạn sa trực tràng có một lượng máu đỏ chảy từ hậu môn ra khi đi đại tiện. Máu thường lẫn vào phân. Thông thường dù chảy máu nhưng sa trực tràng thường không gây cảm giác đau đớn.

  • Bệnh trĩ

Trường hợp bị bệnh trĩ, bệnh nhân đi tiêu ra máu từ mức độ ít hay nhiều. Máu bệnh trĩ có thể chảy nhỏ giọt hoặc thành tia. Lúc đầu, bệnh nhân có thể phát hiện máu dính trên giấy vệ sinh hoặc phân một ít. Khi bệnh nặng thì máu sẽ thành giọt, thành tia.

Nếu búi trĩ nhỏ, nó có thể không gây đau đớn. Nhưng khi đạt một độ to nhất định, nó sẽ gây sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Đặc biệt nó gây rát khu vực hậu môn vô cùng khó chịu.

6.Cách phòng ngừa bệnh sa trực tràng và trĩ

  • Uống đủ nước trung bình mỗi ngày. Thường theo nhu cầu nhưng tối thiểu từ 1,5 tới 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó vẫn dùng thêm các loại chất lỏng khác như nước ép hoa quả, hoa quả mọng…
  • Xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể , mọi người nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C , A.
  • Hình thành thói quen không ngồi lâu trong nhà vệ sinh, không cố tình rặn mạnh mỗi khi đi cầu.
  • Thường xuyên tập luyện các môn thể thao có ích cho hệ tiêu hoá. Ví dụ như đi bộ, chạy bộ…

Sa trực tràng và trĩ đều là những bệnh lý đều có liên quan tới vùng hậu môn trực tràng. Tuy nhiên đây vẫn là hai bệnh lý khác nhau. Việc phân biệt rõ ràng hai bệnh lý này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Viên uống hỗ trợ bệnh nhân trĩ, sa trực tràng Rectostop Oryginal.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *